MÔN: TOÁN HỌC
TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN VÀ LỚP 10 THPT
I. Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra (các chủ đề)
Chủ đề 1: Căn bậc hai
Kiến thức cần đạt:
– Hiểu được định nghĩa căn bậc hai. Điều kiện tồn tại căn bậc hai
– Biết các tính chất và phép biến đổi căn bậc hai
Kĩ năng cần đạt:
– Có kĩ năng vận dụng các tính chất và phép biến đổi đơn giản để rút gọn biểu thức chứa
căn bậc hai
– Kĩ năng tính nhanh, đúng các phép tính trên các căn bậc hai
Chủ đề 2: Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
Kiến thức cần đạt:
– Hiểu khái niệm và nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
Kĩ năng cần đạt:
– Biết giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng các phương pháp
– Nắm được các bước và giải được bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Chủ đề 3: Hàm số y = ax2 (a≠0), phương trình bậc hai một ẩn
Kiến thức cần đạt:
– Hiểu được các tính chất của hàm số y = ax2 (a≠0)
– Hiểu khái niệm phương trình bậc hai một ẩn, hệ thức Viet và nhận dạng được phương
trình qui về phương trình bậc hai
Kĩ năng cần đạt:
– Vẽ được đồ thị hàm số y = ax2 (a≠0) với hệ số bằng số
– Vận dụng được công thức nghiệm để giải phương trình, vận dụng hệ thức Viet để tìm
tham số m khi 2 nghiệm thỏa điều kiện
– Giải được phương trình qui về bậc hai và giải được bài toán bằng cách lập hệ phương
trình
Chủ đề 4: Số học
Kiến thức cần đạt:
– Nắm được các tính chất của phép chia hết, phép chia có dư.
– Hiểu được tập các số nguyên, số nguyên tố, số chính phương, hợp số, …
Kĩ năng cần đạt:
– Vận dụng vào giải được các bài toán liên quan đến phép chia; phương trình nghiệm
nguyên; Số nguyên tố, chính phương; Hợp số,…
Chủ đề 5: Bài toán tổng hợp, bài toán mở
Kiến thức cần đạt:
– Nắm được các tính chất của phép toán, bất đẳng thức.
– Nắm được các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn; Học sinh biết xây
dựng mô hình toán học, thiết lập phương trình, hệ phương trình để giải quyết bài toán..
Kĩ năng cần đạt:
– Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, xây dựng mô
hình toán học, thiết lập phương trình, hệ phương trình để giải quyết bài toán ở mức độ vận dụng
thấp.
– Vận dụng vào giải được các bài toán liên quan đến phép toán, bất đẳng thức, giá trị lớn
nhất, nhỏ nhất, …
Chủ đề 6: Góc với đường tròn
Kiến thức cần đạt:
– Hiểu được hệ thức lượng trong Δ vuông – tỉ số lượng giác của góc nhọn
– Nắm vững hệ thức giữa các cạnh và các góc của Δ vuông
– Hiểu khái niệm góc ở tâm, số đo cung, góc nội tiếp
– Nhận biết được góc tạo bởi tiếp tuyến với dây, góc có đỉnh bên trong, bên ngoài đường
tròn
– Hiểu quĩ tích cung chứa góc và định lý về tứ giác nội tiệp
Kĩ năng cần đạt:
– Vận dụng được hệ thức lượng trong Δ vuông và tỉ số lượng giác để giải bài tập
– Biết sử dụng bảng lượng giác vận dụng được các hệ thức giữa cạnh và góc của Δ vuông
khi giải bài tập
– Vận dụng được kiến thức về góc ở tâm, góc nội tiếp, góc tạo bởi tiếp tuyến và dây, góc có
đỉnh trong và ngoài đường tròn
– Giải được các bài tập liên quan đến tứ giác nội tiếp
– Tính được độ dài đường tròn, cung tròn, diện tích hình quạt tròn
-
Luyện thi Toán chung vào 10
Chương trình dạy học theo từng đơn vị kiến thức gồm phần trãi nghiệm, phần hình thành kiến thức, phần áp dụng và luyện tập, phần vận dụng sáng tạo giúp học viên dễ dàng nắm bắt kiến thức. Hình thức đánh giá gồm câu đố , trắc nghiệm khách quan một lựa chọn đúng, và trắc nghiệm có nhiều lựa chọn đúng và đề tự luận minh hoạ.
Leave a Reply